• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

UBND XÃ ĐĂK MÔN TỔ CHỨC GẶP MẶT NHÂN DỊP NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3 VÀ KHỞI NGHĨA HAI BA TRƯNG

Ngày 7/3/2024. UBND xã, Công đoàn xã Đăk Môn tổ chức Gặp mặt nhân kỷ niệm 8/3 và khởi nghĩa hai ba trưng.

Về dự buổi gặp mặt có đồng chí Lữ Thành Hùng - HUV, Bí thư Đảng ủy xã; Đồng chí A Hái - PBT, CT UBND xã; các đồng chí là lãnh đạo trong Thường trực Đảng uy -HĐND-UBND-UBMTTQVN xã; toàn thể cán bộ, công chức, NHĐKCT và người lao động đơn vị.

Ảnh: Đồng chí A Hái -PBT, CT UBND xã, phát biểu chúc mừng nhân dịp kỷ niệm 8/3.

Tại buổi gặp mặt đồng chí A Hái -PBT, CT UBNDthay mặt lãnh đạo UBND xã và toàn thể anh em nam trong cơ quan, gửi lời  biểu dương những nỗ lực vượt bậc, những đóng góp tích cực của các chị/ em trong công tác tham mưu tổng hợp, đề xuất, kiến nghị những chủ trương, chính sách, giải pháp giúp UBND xã tổ chức chỉ đạo, điều hành các hoạt động chung của bộ máy hành chính tại địa phương một cách sát thực, hiệu quả. Nhân ngày Quốc tế phụ nữ đồng chí A Hái gửi lời  chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Nhân đây, cho tôi gửi lời chúc đến những bà, những mẹ, chị em trong gia đình các đồng chí: một ngày 8/3 thật hạnh phúc, nồng ấm và mãi luôn là những người “giữ lửa” vĩnh hằng cho gia đình và cuộc sống.

Ảnh đồng chí A Hộ - ĐUV,PCT HĐND xã; Chủ tịch Công đoàn phát biểu ôn lại Lịch sử, ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ 8/3

Có thể nói  vào những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là thời điểm cho sự bùng nổ dân số và sự phát triển của những tư tưởng tiến bộ trên toàn thế giới. Mặt khác tại thời điểm này, vai trò của người phụ nữ trong xã hội không được đánh giá đúng mức, bị phân biệt đối xử và bất bình đẳng giới, điều đó đã thôi thúc phụ nữ đứng lên đấu tranh giành lại quyền lợi chính đáng của mình. Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 bắt đầu từ phong trào đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng của nữ công nhân dệt may thành phố Chicago và Newyork (nước Mỹ) cuối thế kỷ XIX. Cuộc đấu tranh của công nhân Mỹ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của nữ công nhân Đức, Nga. Thời điểm này, nền kinh tế chủ nghĩa tư bản ở Mỹ đã phát triển một cách mạnh mẽ, thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp. Nhưng họ bị trả lương rất rẻ mạt, giờ giấc làm việc không hạn định. Căm phẫn trước sự bất công đó, ngày 8/3 năm 1899, nữ công nhân nước Mỹ đã đứng lên đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm. Phong trào khởi đầu từ nữ công nhân ngành dệt và ngành may tại hai thành phố Chicago và Newyork. Mặc dù bị bọn tư bản thẳng tay đàn áp, chị em vẫn đoàn kết chặt chẽ, bền bỉ đấu tranh buộc chúng phải nhượng bộ, sau đó phong trào lan rộng ra các nước trên thế giới. Trong phong trào đấu tranh giai cấp lúc đó đã xuất hiện hai nữ chiến sỹ lỗi lạc, đó là bà Cla-ra Zet-kin (Người Đức) và bà Rô-gia Lúc-xăm-bua (Người Ba Lan). Nhận thức được sự cần thiết phải có tổ chức lãnh đạo phong trào phụ nữ để giành thắng lợi nên năm 1907, hai bà đã cùng phối hợp với bà Crup-xkai-a (Người Nga) thành lập Ban Thư ký phụ nữ quốc tế. Bà Cla-ra Zet-kin được cử làm Bí thư. Năm 1910, tại Hội nghị Phụ nữ Thế giới được tổ chức tại thủ đô Đan Mạch, các đại biểu đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những người đã đấu tranh cho sự bình đẳng giới. Hội nghị đã quyết định chọn ngày 8/3 làm ngày “Quốc tế phụ nữ”, ngày đoàn kết đấu tranh cho phụ nữ với khẩu hiệu:

- Ngày làm việc 8 giờ.

- Việc làm ngang nhau.

- Bảo vệ bà mẹ và trẻ em.

Từ đó ngày 8/3 trở thành ngày hội của phụ nữ thế giới đoàn kết đấu tranh để tự giải phóng, thực hiện nam nữ bình đẳng, là ngày biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi trên thế giới đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội; vì quyền lợi hạnh phúc của phụ nữ và nhi đồng. Cũng từ đó phụ nữ năm châu tổ chức kỷ niệm với nhiều nội dung phong phú để khẳng định vai trò, vị thế của người phụ nữ trong xã hội.

Ở nước Việt Nam chúng ta, ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 còn là ngày kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, 2 vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc để giành lại chủ quyền cho dân tộc. Lần đầu tiên trong lịch sử người phất cờ khởi nghĩa và xưng vương là phụ nữ. Niềm tự hào và ý chí vươn lên của phụ nữ Việt Nam một phần cũng có cội nguồn từ truyền thống dân tộc độc đáo đó.

Ảnh: Toàn thể Cán bộ, công chức , NHĐKCT xã chụp lưu niệm.

Ảnh, tin: A Hào

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Văn bản mới
TUYÊN TRUYỀN DỊCH VỤ CÔNG
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1
Tháng trước : 346
Năm 2024 : 3.282
LIÊN KẾT